Tin Tức
10 điều thú vị về loài ong mà bạn chưa biết
Loài ong có đến hơn 20.000 chủng khác nhau, tồn tại từ hơn 100 triệu năm trước, giữ cân bằng hệ sinh thái lẫn sản xuất nông nghiệp.
Từ bao đời nay, ong được mệnh danh là một trong những "công nhân" siêng năng nhất hành tinh, lao động vì người khác
Loài thụ phấn "siêu quan trọng"
Theo WWF, gần 90% loài thực vật hoang dã và 75% cây trồng toàn cầu phụ thuộc vào quá trình thụ phấn của ong.
"Một phần ba sản lượng lương thực của con người phụ thuộc hoàn toàn vào việc thụ phấn của loài vật có cánh bé nhỏ", trang này viết.
Cụ thể, cây trồng được thụ phấn có sản lượng gấp 5 lần so với loài không thụ phấn.
Tập tính sống thành đàn
Ong là loài vật có tính xã hội cao, thường sống thành từng đàn. Các thành viên của "hợp tác xã" này được chia thành ba loại gồm:
Ong chúa: chịu trách nhiệm sinh sản trong đàn. Nó cũng tạo ra các chất hóa học hướng dẫn hành vi của các cá thể ong khác.
Ong đực: có trách nhiệm giao phối với ong chúa để duy trì giống nòi. Chúng sẽ sống trong tổ suốt mùa xuân và mùa hè, rồi chết ngay sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Tuổi thọ trung bình của ong đực khoảng 55 ngày.
Ong thợ: là ong cái nở ra từ trứng thụ tinh của ong chúa. Chúng có nhiệm vụ tìm kiếm thức ăn gồm: phấn hoa, mật hoa; làm sạch và lưu thông không khí bằng cách đập cánh. Thành viên này là loài duy nhất bay bên ngoài tổ ong.
Ong chúa có thể được thay thế
Nếu ong chúa chết, người nuôi có thể tạo ra một "nữ hoàng" mới.
"Họ sẽ chọn một ấu trùng non và cho nó ăn sữa ong chúa để phát triển thành ong chúa mới", theo trang Natgeokids.
Ong có bốn cánh
Nhiều người vẫn nghĩ loài ong chỉ có hai cánh, nhưng sự thật chúng có đến bốn (hai cánh trên lớn và hai cánh ở dưới nhỏ) chia đều mỗi bên.
Khi bay, cánh trước và cánh sau gắn chặt nhau bằng cách sử dụng một hàng móc nhỏ.
Ngoài công dụng giúp làm mát tổ, làm bay hơi nước trong mật hoa, loài vật này còn sử dụng đôi cánh của mình để giao tiếp với các thành viên khác trong đàn.
Tốc độ bay nhanh
Khi bay đến nguồn thực phẩm, tốc độ tối đa của ong thợ khoảng 21-28 km/h và 17 km/h khi bụng chúng chứa đầy mật hoa, phấn hoa hoặc keo ong.
Khứu giác nhạy cảm
Theo nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia công bố trên tạp chí "Nghiên cứu bộ gen", ong mật có 170 thụ thể mùi trong râu của chúng. Do đó, chúng thường dùng râu để xác định vị trí những bông giàu phấn hoa.
Ong cũng sử dụng khứu giác để xác định vị trí của những con ong khác.
Ong thợ có tuổi thọ ngắn
Quãng đời ong thợ tùy thuộc vai trò từng cá thể trong đàn và thời gian chúng được sinh ra. Nếu ra đời vào mùa xuân hoặc hè, các "công nhân chăm chỉ" này có cuộc sống ngắn ngủi trong 6-7 tuần bởi chúng thường lao động vất vả hơn. Trong lúc này, chúng có thể tiết ra khoảng một phần mười hai thìa cà phê mật ong.
Ong chúa có tuổi thọ rất cao
Theo Buzza Bout Bees, một con ong chúa khỏe mạnh có thể đẻ liên tục, vào mùa cao điểm, lượng trứng thậm chí rơi vào khoảng 2.000-3000 trong một ngày.
Ong chúa có thể sống 3-4 năm hoặc 6 năm với điều kiện không gặp vấn đề về sức khỏe.
Nhảy để giao tiếp
Ong mật có một động tác nhảy được gọi là "vũ điệu lắc lư".
Theo các chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Sussex (Anh), thực ra đó không phải là động tác khiêu vũ, mà là cách giao tiếp thông minh giữa loài vật này. Khi một con ong thợ quay về tổ, nó sẽ di chuyển theo hình số tám và lắc lư để để thông báo với đồng đội phải đi đâu để tìm nguồn thức ăn tốt nhất.
-
Tin Tức 2 ngày trước
Vì sao lốp xe lại có màu đen, dù cao su màu trắng?
-
Tin Tức 3 ngày trước
Quét laser, thành phố ma thế kỷ 18 lộ ra giữa rừng Amazon
-
Tin Tức 3 ngày trước
“Tàu ma” dài 50m lộ ra sau 1.200 năm ẩn mình dưới lòng đất
-
Tin Tức 3 ngày trước
Cột sáng bí ẩn lơ lửng trên bầu trời đảo Jeju
-
Tin Tức 4 ngày trước
Chiếc đĩa khắc 3.000 năm tuổi chưa thể giải mã
-
Tin Tức 4 ngày trước
Chuyện khó tin nhưng có thật: Ngâm mình trong thủy tinh nhọn hoắt mà không bị sao
-
Tin Tức 4 ngày trước
Chấn động loài ong bắp cày có thể "uống" cồn 80 độ mà không bị sao
-
Tin Tức 5 ngày trước
Kỳ lạ người đàn ông bị rắn độc cắn trăm lần không chết
0 Bình luận