Liên hệ với chúng tôi

Tin Tức

Công việc khắc nghiệt nhất hành tinh: Làm 3 năm có thể bị mù điếc, từ da đen biến thành da trắng

Công việc khai thác "vàng trắng" được đánh giá là nguy hiểm, vất vả bậc nhất thế giới.

Công việc khắc nghiệt nhất hành tinh: Làm 3 năm có thể bị mù điếc, từ da đen biến thành da trắng

Xuất bản:

Thanh Xuân
Công việc khắc nghiệt nhất hành tinh: Làm 3 năm có thể bị mù điếc, từ da đen biến thành da trắng
Photo: internet

Thế giới muôn hình vạn trạng có rất nhiều công việc nguy hiểm như: Đào than, khai thác đá, lau kính nhà cao tầng, lấy nọc rắn,… Đây đều là những công việc nguy hiểm nhất trên thế giới mà dường như chỉ dành cho người dũng cảm và có sức chịu đựng cao.

Có rất nhiều lý do khác nhau để một người dám liều lĩnh đặt cược cả tính mạnh của mình vào công việc hết sức nguy hiểm nào đó. Đó có thể là vì mưu sinh những cũng có thể xuất phát từ ham muốn kiếm thu nhập lớn.

Một trong những công việc nguy hiểm, áp lực bậc nhất thế giới không thể không nhắc đến là khai thác muối tại Ethiopia – một quốc gia tại châu Phi. Họ cần mẫn dùng cả cuộc đời để kiếm sống. Họ đánh đổi mồ hôi, nước mắt, thậm chí là tính mạng để khai thác thứ khoáng sản được gọi là "vàng trắng".

cong-viec-khac-nghiet-nhat-hanh-tinh-lam-3-nam-co-the-bi-mu-diec-tu-da-den-bien-thanh-da-trang

Vùng hõm Danakil nằm trong sa mạc Danakil ở Ethiopia được xem là nơi nóng nhất thế giới. Sa mạc Danakil thuộc vùng Tam giác Afar. Nơi này thấp hơn mực nước biển chừng 100, chứa nhiều đá đỏ, quặng lưu huỳnh và mỏ muối.

Chính tại vùng lõm này là nơi sinh sống của người Afar. Tại đây, muối là tiền vì kinh tế phụ thuộc vào các hoạt động khai thác và buôn bán muối. Khoảng 750 thợ mỏ muối được phép làm việc trong khu vực. Họ khai thác muối bằng những dụng cụ thô sơ như búa, rìu.

Nền kinh tế địa phương nơi đây tương đối lạc hậu, chủ yếu là công việc lao động tay chân, ít máy móc hiện đại hỗ trợ. Không có máy khoan khí nén hay các thiết bị chuyên dụng dành cho thợ mỏ, người lao động phải sử dụng các dụng cụ thô sơ để phá vỡ tấm muối ra khỏi mặt đất.

Trái ngược với cuộc sống giàu sang của chủ mỏ thì những người làm thuê lại rất nghèo khó. Làm việc vất vả nhưng thù lao của họ rẻ mạt, không tương xứng với sức lao động bỏ ra.

Hơn thế, hằng ngày họ phải làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Nhiêt độ hầu như không giảm xuống dưới mức 50 – 60 độ C, thậm chí vào buổi sáng sớm. Chính vì vậy, họ thường phải làm từ sớm, trước khi mặt trời khiến nhiệt độ trở nên quá nóng. Đây là một công việc khó khăn ngay cả trong một khí hậu dễ chịu hơn.

Không những vậy, khai thác muối còn là công việc rất nguy hiểm. Do địa hình đặc thù hiểm trở nên những người thợ phải trèo qua những ngọn núi, khe núi trong quá trình vận chuyển muối. Mỗi ngày, công nhân phải đi bộ khoảng 2 giờ mới có thể đến các hồ muối. Việc di chuyển dưới thời tiết nắng gắt là điều không hề dễ dàng.

cong-viec-khac-nghiet-nhat-hanh-tinh-lam-3-nam-co-the-bi-mu-diec-tu-da-den-bien-thanh-da-trang-1

Do điều kiện kinh tế hạn hẹp, những người thợ cũng không có bất kỳ công cụ bảo hộ chuyên nghiệp nào. Họ chỉ có thể sử dụng những chiếc túi để ngăn muối xâm nhập vào khoang mũi. Mắt của họ thường đỏ hoe vì bị muối làm tổn thương. Điều này khiến thị lực giảm đi rõ rệt chỉ sau một thời gian ngắn.

Tại châu Phi, nguồn nước sạch là thứ vô cùng khan hiếm, quý giá. Chính vì thế, những người khai thác muối không thể tắm để làm sạch bản thân sau một ngày làm việc. Điều này khiến lớp da đen sạm của họ dần chuyển sang màu trắng bệch do bị muối bám dính và ăn mòn.

Sau khi làm việc tại hồ muối khoảng 3 năm, hầh hết tai và mắt của người thợ xuất hiện những dấu hiệu bất thường. Nhiều người còn bị mất đi khả năng nghe và nhìn. Làn da của họ thì bị ngứa, sót, gây ra nhiều vết thương ngoài da, dễ dẫn đến nhiễm trùng.

Mặc dù công việc khai thác muối nguy hiểm đến tính mạng nhưng nhiều người dân vẫn bám trụ với nghề vì cuộc sống mưu sinh.

0 Bình luận

0 Bình luận

Cùng chuyên mục