Liên hệ với chúng tôi

Tin Tức

Độc lạ Nhật Bản: Kiếm bộn tiền nhờ dịch vụ xin nghỉ việc hộ

Nếu gặp khó khăn, hãy tìm đến Taishoku Daiko - “đại lý xin nghỉ việc hộ”. Hàng chục dịch vụ như vậy đã mọc lên trong những năm gần đây tại Nhật Bản để giúp đỡ những người có nhu cầu muốn xin nghỉ việc.

Độc lạ Nhật Bản: Kiếm bộn tiền nhờ dịch vụ xin nghỉ việc hộ

Xuất bản:

Thanh Xuân
Độc lạ Nhật Bản: Kiếm bộn tiền nhờ dịch vụ xin nghỉ việc hộ
Photo: internet

Ông Yoshihito Hasegawa, người đứng đầu công ty TRK sở hữu dịch vụ xin nghỉ việc hộ Guardian chia sẻ rằng việc người lao động rời khỏi công ty cũng giống như một cuộc ly hôn nhiều lộn xộn. Năm ngoái, dịch vụ Guardian của công ty đã tư vấn cho 13.000 người muốn nghỉ việc.

Công ty được thành lập năm 2020, Guardian đã hỗ trợ nhiều người, chủ yếu ở độ tuổi 20 và 30, rời bỏ công việc một cách nhẹ nhàng nhất. Phần lớn khách hàng của Guardian là phụ nữ, họ làm việc được vài ngày và sau đó phát hiện ra những lời hứa về tiền lương hoặc số giờ làm đều sai sự thật.

doc-la-nhat-ban-kiem-bon-tien-nho-dich-vu-xin-nghi-viec-ho

Guardian tính phí 29.800 yên (208 USD) cho dịch vụ của họ. Phí này bao gồm tư cách thành viên 3 tháng trong một công đoàn đại diện cho người lao động trong quá trình đàm phán nghỉ việc.

Nhìn chung, khách hàng của Guardian thường làm việc cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng hầu hết người Nhật. Đôi khi cũng có những người làm việc cho các công ty lớn.

Hầu hết khách hàng của Guardian muốn được giấu tên, nhưng cũng có người không ngần ngại công khai danh tính danh tính của mình. Một thanh niên có tài khoản mạng xã hội tên là Twichan đã tìm đến xin giúp đỡ sau khi anh này bị chỉ trích về thành tích bán hàng và trở nên chán nản đến mức nghĩ đến việc tự sát. Với sự giúp đỡ của Guardian, thanh niên này đã có thể xin nghỉ việc sau 45 phút.

doc-la-nhat-ban-kiem-bon-tien-nho-dich-vu-xin-nghi-viec-ho-1

Trường hợp khác là anh Taku Yamazaki, cho biết anh từng làm tại công ty con của một nhà cung cấp công nghệ thông tin lớn. Anh hiểu rõ việc dừng công tác ở đây sẽ phức tạp và tốn thời gian vì anh đang làm rất tốt.

“Tôi cảm thấy rất biết ơn đối với nơi tôi sắp rời đi, nhưng tôi muốn được bước tiếp về mặt tinh thần và tiến về phía trước càng sớm càng tốt”, anh Taku Yamazaki kể.

Luật pháp Nhật Bản về cơ bản đảm bảo cho mọi người quyền nghỉ việc, nhưng một số nhà tuyển dụng đã quen với hệ thống phân cấp kiểu cũ nên không thể chấp nhận việc người mà họ đã bỏ công đào tạo lại muốn bỏ việc. Áp lực “tham công tiếc việc” của những người theo chủ nghĩa tuân thủ trong văn hóa Nhật Bản rất nặng nề.

Người lao động không muốn bị coi là kẻ gây rối, không muốn đặt câu hỏi với chính quyền và có thể ngại lên tiếng. Họ có thể sợ bị quấy rối sau khi nghỉ việc. Một số lại lo lắng về ý kiến từ gia đình hoặc bạn bè.

0 Bình luận

0 Bình luận

Cùng chuyên mục