Liên hệ với chúng tôi

Tin Tức

Độc nhất vô nhị: Cây thị hơn 800 tuổi ở Hòa Bình

Cây thị hơn 800 tuổi nằm ở xóm Mỏ, xã Chiềng Châu huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình có gốc to, cả chục người ôm không xuể và được công nhận là Cây di sản Việt Nam.

Độc nhất vô nhị: Cây thị hơn 800 tuổi ở Hòa Bình

Xuất bản:

Thanh Xuân
Độc nhất vô nhị: Cây thị hơn 800 tuổi ở Hòa Bình
Photo: internet

Nhìn từ xa, cây thị như một người khổng lồ đang vươn mình trong nắng, cùng với con đường và cánh đồng lúa tạo nên bức tranh tuyệt đẹp của làng quê Việt Nam.

Cây thị xóm Mỏ có gốc to, cả chục người ôm không xuể, từng mảng rễ xù xì, gồ ghề nổi quanh gốc và những lớp vỏ dày tróc ra từng mảng. Giữa thân cây còn thủng lỗ chỗ những mảng lớn, ngay cả những cành trên cao cũng bám rêu mốc, nhuốm màu thời gian. 

doc-nhat-vo-nhi-cay-thi-hon-800-tuoi-o-hoa-binh-2

Cây thị này mang trong mình giá trị lịch sử và giàu bản sắc văn hóa dân tộc Thái. Hiện nay, cây thị xóm Mỏ đang góp phần quảng bá, giới thiệu về điểm đến Chiềng Châu nói riêng cũng như phát triển du lịch huyện Mai Châu. 

Ông Hà Văn Tiệp - Chủ tịch UBND xã Chiềng Châu cho biết, cây thị đã có từ rất lâu, tuổi đời khoảng hơn 800 năm. Năm 2016, cây được công nhận là Cây di sản Việt Nam. Nhờ được bảo vệ thường xuyên nên cây thị cổ thụ vẫn vẹn nguyên sức sống, tỏa bóng xanh mát.

Để được công nhận là Cây di sản Việt Nam, cây thị này hội tụ đầy đủ tiêu chí như: mọc tự nhiên, sống ít nhất 200 năm, có hình dáng đặc sắc. Đặc biệt là cây có giá trị tạo nên cảnh quan, mang trong mình yếu tố văn hóa, lịch sử.

doc-nhat-vo-nhi-cay-thi-hon-800-tuoi-o-hoa-binh-1

Từ khi cây thị xóm Mỏ được công nhận là Cây di sản Việt Nam, UBND huyện Mai Châu đã chỉ đạo các đơn vị chức năng gìn giữ, bảo tồn thường xuyên. 

Hiện nay, dưới gốc cây thị đặt hòm công đức, mỗi năm mở 1 lần, số tiền quyên góp được sử dụng để tu bổ, tôn tạo khu vực xung quanh cây. Vào mùng 1 âm lịch hàng tháng, địa phương đều bố trí người chăm sóc, quét dọn, thắp hương và kiểm tra hiện trạng cây.

Hàng năm, nơi đây còn tổ chức lễ Xên Mường, trước khi diễn ra phần lễ, thầy mo mang vải vóc, gà, lợn ra đặt tại gốc cây để cúng, sau đó mới quay về đền Làng Bôn hành lễ. 

0 Bình luận

0 Bình luận

Cùng chuyên mục