Khám Phá
Loài cây độc nhất vô nhị trên Trái Đất, chỉ còn duy nhất 1 cây tồn tại
Loại cây này có tên là Carpinus putoensis, trong tiếng Trung gọi là Phổ Đà Nga Nhĩ Lịch, có nghĩa là sồi tai ngỗng Phổ Đà, suýt bị tuyệt chủng ở Trung Quốc.
Cây sồi tai ngỗng Phổ Đà này được phát hiện vào năm 1930 bởi ông Chung Quan Quang, một nhà thực vật học Trung Quốc cùng các cộng sự của mình.
Điều khiến ông Chung chú ý vào thời điểm đó là dù chung thân cây nhưng màu sắc của hoa lại khác nhau: hoa cái có màu đỏ nhạt và hoa đực có màu vàng nhạt.
Mãi đến năm 1932, một nhà thực vật học khác, Giáo sư Trịnh Vạn Quân mới xác định được nó thuộc chi Carpinus (Ngã Nhĩ Lịch) của họ Betulaceae (họ Bạch dương hay còn gọi họ Cáng lò). Vì nó chỉ được tìm thấy ở núi Phổ Đà nên loài cây này được đặt tên là Phổ Đà Nga Nhĩ Lịch, hay sồi tai ngỗng Phổ Đà.
Trên thực tế, từng có lượng lớn loài cây này phân bổ trên núi Phổ Đà, nhưng do nạn phá rừng và khai hoang với quy mô lớn diễn ra thường xuyên nên số lượng cây giảm mạnh. Sau vài thập kỷ, cuối cùng chỉ còn một cây duy nhất mọc trong chùa Huệ Tuế trên núi.
Cũng vì chỉ còn một cá thể nên cây sồi tai ngỗng Phổ Đà này còn được gọi là "đứa con duy nhất của Trái đất".
Phổ Đà Nga Nhĩ Lịch cao 14 m, ước tính 250 tuổi và lộ rõ dấu hiệu lão hóa. Bên cạnh môi trường sống bị hủy hoại, việc khả năng sinh sôi kém cũng khiến sồi tai ngỗng Phổ Đà đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Theo các nhà thực vật học, cây sồi tai ngỗng Phổ Đà chủ yếu ra hoa vào khoảng tháng 4 hàng năm. Tuy nhiên, đầu và giữa tháng thường nở hoa đực, và cuối tháng thì mới nở hoa cái. Số ngày hoa đực và hoa cái nở đồng thời ước tính chỉ khoảng 9 ngày là tàn.
Thời tiết tháng 4 trên núi Phổ Đà thường không tốt khiến số ngày "gặp nhau" của hai giống hoa càng có thể ngắn đi, ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn tự nhiên. Điều kỳ lạ hơn nữa là hoa cái của cây thường nở ở nơi cao nhất, trong khi hoa đực lại nở ở nơi thấp hơn, điều này khiến xác suất thụ phần thành công nhờ gió thấp. Đồng thời, môi trường sinh thái bị phá hoại khiến việc thụ phấn nhờ côn trùng giảm đi.
Chưa hết, hạt của sồi tai ngỗng Phổ Đà có vỏ cứng và dày. Đặc điểm này chủ yếu là để chống chọi với khí hậu khắc nghiệt nhưng cũng mang tới cho chúng nhược điểm là khó nảy mầm tự nhiên.
Môi trường bị huỷ hoại cộng thêm đặc điểm khó sinh sôi tự nhiên cùng đã đẩy sồi tai ngỗng Phổ Đà đến bờ vực tuyệt chủng.
Chính phủ Trung Quốc đã xếp nó vào "Danh sách các loài thực vật hoang dã cần được bảo vệ của quốc gia".
-
Tin Tức 2 ngày trước
Vì sao lốp xe lại có màu đen, dù cao su màu trắng?
-
Tin Tức 2 ngày trước
Quét laser, thành phố ma thế kỷ 18 lộ ra giữa rừng Amazon
-
Tin Tức 3 ngày trước
“Tàu ma” dài 50m lộ ra sau 1.200 năm ẩn mình dưới lòng đất
-
Tin Tức 3 ngày trước
Cột sáng bí ẩn lơ lửng trên bầu trời đảo Jeju
-
Tin Tức 3 ngày trước
Chiếc đĩa khắc 3.000 năm tuổi chưa thể giải mã
-
Tin Tức 4 ngày trước
Chuyện khó tin nhưng có thật: Ngâm mình trong thủy tinh nhọn hoắt mà không bị sao
-
Tin Tức 4 ngày trước
Chấn động loài ong bắp cày có thể "uống" cồn 80 độ mà không bị sao
-
Tin Tức 4 ngày trước
Kỳ lạ người đàn ông bị rắn độc cắn trăm lần không chết
0 Bình luận