Liên hệ với chúng tôi

Tin Tức

Những điều thú vị về bạch tuộc - Loài "quái vật" biển cả mà bạn chưa biết

Bạch tuộc là loài động vật rất thông minh. Bạch tuộc có thể điều khiển đồ vật, giải toán khó, giao tiếp với loài khác khiến một số nhà nghiên cứu cho rằng chúng đến từ ngoài trái đất.

Những điều thú vị về bạch tuộc - Loài 'quái vật' biển cả mà bạn chưa biết

Xuất bản:

Thanh Xuân
Những điều thú vị về bạch tuộc - Loài 'quái vật' biển cả mà bạn chưa biết
Photo: internet

Có khoảng 300 loài bạch tuộc đã được các nhà khoa học phát hiện trong thế giới đại dương rộng lớn. Và loài động vật không xương sống này cũng ẩn chứa rất nhiều điều thú vị khiến các nhà khoa học không khỏi kinh ngạc.

1. Bạch tuộc thuộc bộ Octopoda, có cấu tạo cơ thể thân mềm gần giống với loài mực ống. Cấu trúc cơ thể bạch tuộc là loại không xương, không có vỏ ngoài cứng nên loài động vật này có thể dễ dàng len lỏi qua các khe đá nhỏ dưới lòng đại dương. Phần cứng duy nhất của bạch tuộc có hình dạng giống mỏ vẹt, nằm dưới đầu, giữa 8 cánh tay.

nhung-dieu-thu-vi-ve-bach-tuoc-loai-quai-vat-bien-ca-ma-ban-chua-biet

2. Bạch tuộc có ngoại hình trông giống như một cái mái vòm hay cái bát úp lên trên một đống râu mực cỡ lớn vậy. Nhưng thực tế thì cái mà chúng ta vẫn gọi là đầu của bạch tuộc đó lại chính là phần thân của nó, bên trong đó chứa tất cả những cơ quan nội tạng quan trọng bao gồm cả 3 trái tim, 2 tim bơm máu cho mang, còn 1 tim sẽ bơm máu đi toàn bộ cơ thể.

3. Máu của bạch tuộc có màu xanh nhạt.

4. Thị lực của bạch tuộc rất tốt nhưng tiếc thay chúng lại bị điếc.

5. Trong tất cả các loài sinh vật biển, bạch tuộc được xếp loại là loài động vật thông minh nhất. Hệ thần kinh của chúng hoạt động khá phức tạp, hơn 2/3 nơron nằm trong những dây thần kinh ở các tua. Các tua bạch tuộc có những phản xạ phức tạp với sự điều khiển của ít nhất ba cấp độ của hệ thần kinh.

6. Những xúc tu trên tua của bạch tuộc có tác dụng giống như giác hút giúp bạch tuộc có thể giữ chặt con mồi đồng thời những xúc tu này còn giúp bạch tuộc xác định được địa hình và hình dạng của những thứ nó bám vào.

nhung-dieu-thu-vi-ve-bach-tuoc-loai-quai-vat-bien-ca-ma-ban-chua-biet-1

7. Tay của bạch tuộc có thể mọc lại khi bị mất.

8. Các loài bạch tuộc thường thích chạy trốn hơn là quay lại đánh nhau với kẻ thù, chúng thường tích nước vào phần thân rồi bắn ra với tốc độ cực nhanh tạo thành phản lực để đẩy cả cơ thể của chúng về phía trước nhằm tìm đường trốn chạy khỏi kẻ thù. Tốc độ của chúng vào khoảng 25km/h.

9. Bạch tuộc đốm xanh là một trong những động vật biển có nọc độc nhất trên thế giới: nó có thể giết chết bạn sau 1 cú cắn.

10. Bạch tuộc di chuyển bằng cách bò hoặc bơi. Nhưng cách di chuyển chính của chúng là bò.

0 Bình luận

0 Bình luận

Cùng chuyên mục