Liên hệ với chúng tôi

Tin Tức

Những sự thật bất ngờ về kiến mà bạn chưa biết

Có rất nhiều thống kê khác nhau về số lượng loài kiến, nhưng điều không thể phủ nhận là loài vật bé nhỏ này có vô vàn chủng loại tồn tại khắp nơi trên thế giới.

Những sự thật bất ngờ về kiến mà bạn chưa biết

Xuất bản:

Thanh Xuân
Những sự thật bất ngờ về kiến mà bạn chưa biết
Photo: internet

1. Số đàn kiến lớn hơn số lượng trung bình các tổ kiến  

Kiến có vô vàn các hình dạng và kích cỡ khác nhau. Một số loài sống trong các đàn chỉ vài chục con, tuy nhiên, một đàn kiến trung bình thường có hàng ngàn con kiến . Các đàn kiến nhỏ thường sống trong các đường nứt tự nhiên hoặc khe hở. Mặc khác những đàn kiến lớn  tạo ra tổ rất rộng và chúng thường lục lọi, tìm kiếm các nguồn cung cấp thức ăn. Ngoài ra còn có siêu tổ kiến trên khắp thế giới có thể chứa hơn 300 triệu cá thể. Người ta đã tìm thấy các siêu tổ kiến ở Nhật Bản, Úc, Hoa Kỳ, và Nam Âu.

nhung-su-that-bat-ngo-ve-kien-ma-ban-chua-biet-2

2. Kiến không có tai

Thay vì nghe thông qua các kênh thính giác, kiến "nghe" bằng cách cảm nhận các rung động trong lòng đất. Những cảm biến đặc biệt trên chân và trên đầu gối giúp kiến giải mã các tín hiệu từ môi trường xung quanh. Ngoài ra, trong lúc tìm kiếm thức ăn thì chúng sẽ sử dụng râu và lông trên cơ thể để cảm nhận xung quanh. 3. Có loài kiến chỉ toàn kiến cái Các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm thấy một con kiến đực nào của loài kiến M. smithii. Kiến chúa có thể sinh sản vô tính, vì vậy tất cả những con kiến cái là bản sao của kiến chúa. Loài này được tìm thấy ở một số nước Trung Mỹ và hầu hết các nước Nam Mỹ.

nhung-su-that-bat-ngo-ve-kien-ma-ban-chua-biet-4

4. Kiến có công việc cụ thể

Kiến là loài côn trùng rất xã hội, và chúng phân chia công việc tùy theo mỗi loại kiến khác nhau trong đàn. Kiến chúa chỉ có một công việc duy nhất - đẻ trứng. Tất cả các kiến cái khác là kiến thợ, có nhiệm vụ nuôi ấu trùng, đưa các loại rác ra khỏi tổ, tìm kiếm thức ăn, hoặc bảo vệ tổ. Những con kiến đực chỉ làm một nhiệm vụ duy nhất là giao phối với kiến chúa.

nhung-su-that-bat-ngo-ve-kien-ma-ban-chua-biet-5

5. Chúng có thể bị nhiễm bệnh

Có một vài loại nấm kí sinh trên kiến và kiểm soát cơ thể chúng. Những loại nấm này tìm cách xâm nhập bên dưới bộ xương ngoài của kiến và bắt đầu làm chết dần các mô mềm. Ngay sau đó, bằng một cơ chế không rõ, nó làm cho kiến rời khỏi đàn. Con kiến sau đó tìm thấy một cái lá, cắn chặt nó một cách tuyệt vọng và chết. Một vài ngày sau, các loại nấm sinh ra các bào tử lây nhiễm cho nhiều con kiến hơn. Một số loài kiến đã học được cách để nhận ra bạn tình trong đàn bị nhiễm và sẽ mang chúng đi xa để bảo vệ đàn kiến...

nhung-su-that-bat-ngo-ve-kien-ma-ban-chua-biet-3

6. Kiến là một trong những sinh vật… mạnh nhất.

Chúng có thể nâng một trọng lượng gấp 10 đến 50 lần trọng lượng cơ thể của chúng Bởi vì kiến rất nhỏ, cơ bắp của chúng tương đối dày hơn trọng lượng cơ thể của chúng  so với động vật lớn hơn. Điều này cho phép kiến có thể mang vác các vật nặng hơn và lớn hơn cơ thể chúng. Nếu con người cũng có khả năng nâng một vật nặng gấp 10 lần trọng lượng cơ thể của họ như  vậy thì một người đàn ông nặng khoảng 90 kg có thể nâng một chiếc xe hơi cỡ nhỏ trên đầu.

nhung-su-that-bat-ngo-ve-kien-ma-ban-chua-biet-1

7. Kiến là loài côn trùng sống lâu nhất

Không giống như một số loài côn trùng chỉ có thể sống được vài ngày như ruồi, muỗi nhà,… hay thậm chí vài giờ như phù du, có những con kiến thậm chí có thể sống được tới hàng chục năm. Khác với những con kiến thợ với tuổi đời thấp hơn, kiến chúa có thể sống đến hàng chục năm. Thậm chí, kiến chúa của loài Pogonomyrmex Owyheei có thể sống đến tận 30 năm.

0 Bình luận

0 Bình luận

Cùng chuyên mục