Liên hệ với chúng tôi

Tin Tức

Tìm thấy loài cá kỳ dị trông giống "bánh mỳ kẹp thịt"

Vốn được mệnh danh là "thợ săn thủy quái", một người ngư dân Nga vừa bắt được con cá có vẻ ngoài kỳ dị giống "bánh mỳ kẹp thịt" gây bão mạng xã hội.

Tìm thấy loài cá kỳ dị trông giống 'bánh mỳ kẹp thịt'

Xuất bản:

Thanh Xuân
Tìm thấy loài cá kỳ dị trông giống 'bánh mỳ kẹp thịt'
Photo: internet

Roman Fedortsov, một ngư dân người Nga, 39 tuổi, hiện đang làm việc trên những tàu đánh cá thương mại chuyên săn tìm cá tuyết, cá tuyết chấm đen và cá thu.

Anh thường làm việc tại vùng biển ngoài khơi của Na Uy và Barents. Để đảm bảo nguồn cá luôn dồi dào, anh thường đánh bắt ở vùng nước lạ với độ sâu chừng 3.000m.

Nhờ những chuyến tàu này, đó cũng là lý do vì sao anh đôi khi tóm được những sinh vật biển khác thường và chia sẻ hình ảnh về "quái vật biển sâu" trên trang Instagram cá nhân của mình. Mới đây, trong chuyến đi của mình, Roman đã bắt được một con cá có răng nhưng trông giống "bánh mỳ kẹp pho mát và thịt". Khi hình ảnh được chia sẻ trên Instagram, người dùng mạng xã hội sửng sốt vì vẻ ngoài độc đáo của nó và không ai biết đó là loài nào.

tim-thay-loai-ca-ky-di-trong-giong-banh-my-kep-thit

Thậm chí, một số người cho rằng sinh vật "trông gớm ghiếc", nhưng anh cho rằng "mỗi loài đều có vẻ đẹp riêng".

Theo người ngư dân này, đây không phải lần đầu anh bắt được những con cá lạ. Trước đó, anh từng bắt được loài cá có "đôi môi" đỏ chót, một số có hoa văn lạ mắt, loài có đôi mắt màu vàng cỡ lớn hay "thủy quái" sở hữu chiếc lưỡi to dài chuyên săn mồi dưới đáy biển.

"Không thể nói chúng xấu xí hay đáng sợ. Mọi người thường quan tâm tới những sinh vật biển lạ thường. Tôi cảm thấy may mắn khi có cơ hội tiếp xúc với nhiều sinh vật độc đáo như vậy", Roman chia sẻ. Trước đó, anh đã tốt nghiệp Đại học Marine ở Murmansk và là chuyên gia về chế biến cá.

tim-thay-loai-ca-ky-di-trong-giong-banh-my-kep-thit-1

Được biết, anh chủ yếu đánh bắt ở Barents, ngoài khơi bờ biển phía bắc của Nga - nơi mở ra Bắc Băng Dương. Đôi khi, anh cũng tới một số nơi khác bao gồm Đại Tây Dương, ngoài khơi châu Phi. Nhưng đáng tiếc, đa số những sinh vật sau khi bị bắt lên đều không thể tồn tại do chênh lệch áp suất quá cao.

0 Bình luận

0 Bình luận

Cùng chuyên mục